Ván gỗ công nghiệp là một lựa chọn phổ biến trong nhiều ứng dụng nội thất và xây dựng nhờ vào tính linh hoạt và nhiều ưu điểm của loại vật liệu này. Khi chọn ván gỗ công nghiệp, một trong những quyết định quan trọng là loại bề mặt hoàn thiện phủ. Dưới đây là một cái nhìn chi tiết về các loại bề mặt hoàn thiện phủ trên nền ván gỗ công nghiệp giúp bạn lựa chọn được loại phù hợp cho nhu cầu của mình.
Lớp phủ Melamine là một trong những loại bề mặt hoàn thiện phổ biến nhất trên thị trường ván gỗ công nghiệp. Melamine là một loại nhựa tổng hợp có khả năng chống trầy xước, chống ẩm, và chống nhiễm khuẩn thường được phủ trên nền ván MFC, MDF, WPB,...
Lớp phủ Melamine thường được sản xuất theo quy trình áp dụng lớp giấy impregnated với hợp chất melamine và ure lên bề mặt ván gỗ thông qua áp lực và nhiệt độ cao. Lớp phủ Melamine của ván gỗ công nghiệp được tạo thành từ 4 lớp:
Lớp màng phủ (lớp Overlay) là phần chính của bề mặt Melamine với lớp vật liệu trong suốt có tác dụng bảo vệ lớp phim bên trong giúp chống trầy xước, phai màu, bám bẩn,... và chịu lực cho bề mặt của ván gỗ.
Còn gọi là lớp Decorative paper - là phần tạo ra các màu sắc và hoa văn cho bề mặt ván gỗ công nghiệp, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên hoặc hiện đại cho bề mặt. Có rất nhiều loại phim Melamine với màu sắc và hoa văn đa dạng, từ vân gỗ tự nhiên đến các màu sắc đơn giản, đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ.
Lớp giấy nền (Kraft Paper) bao gồm 3 lớp được ép ở nhiệt độ cao để gắn kết lại với nhau giúp cố định lớp màng phủ và phim, đồng thời cung cấp độ bền và độ bám dính cao cho bề mặt của ván gỗ.
Laminate là một loại vật liệu phủ cao cấp hơn Melamine. Lớp Laminate được tạo ra từ nhựa tổng hợp, trong đó có lớp cốt nền chịu lực, lớp giấy trang trí và lớp phủ bề mặt. Quá trình sản xuất Laminate bao gồm việc ép lớp nhựa tổng hợp kết hợp với các chất phụ gia và lớp giấy dưới áp lực và nhiệt độ cao.
Laminate với tấm loại phổ thông có độ dày từ 0.6 đến 0.8mm. Thường được phủ trên bề mặt MDF, HDF,... có khả năng chịu lực, chống trầy xước và chịu nước, chịu nhiệt tốt. Ván gỗ công nghiệp được với lớp phủ này có độ thẩm mỹ cao, bề mặt nhẵn mịn và đa dạng về màu sắc, hoa văn. Tuy nhiên, loại vật liệu này sẽ có giá thành cao hơn và khó thi công hơn Melamine.
Veneer là một lớp mỏng của gỗ tự nhiên, được cắt từ các tảo gỗ tự nhiên có độ dày từ 0.3 đến 0.6mm, được phơi và sấy khô thành những tấm Veneer, sau đó dán lên bề mặt của ván gỗ công nghiệp.
Việc sử dụng Veneer tạo ra một vẻ đẹp tự nhiên và độc đáo cho bề mặt của ván gỗ công nghiệp. Lớp phủ được dán trên nền ván gỗ công nghiệp như MDF, HDF nên chống được cong vênh, nứt nẻ và có độ bền cao cũng như có thể tái sử dụng. Veneer có thể coi là một giải pháp thay thế cho những sản phẩm nội thất cần độ thẩm mỹ cao giống gỗ tự nhiên nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí.
Acrylic (Gỗ bóng gương) là một loại vật liệu phủ cao cấp được sử dụng cho ván gỗ công nghiệp, lớp phủ là nhựa trong suốt hoặc có màu sắc khác nhau có nguồn gốc từ dầu mỏ. Với bề mặt gương sáng bóng, phẳng mịn và tính chất dẻo, Acrylic tạo ra một vẻ ngoài hiện đại và sang trọng cho ván gỗ công nghiệp.
Quá trình sản xuất bề mặt Acrylic thường bao gồm việc phủ một lớp nhựa acrylic trên bề mặt của ván gỗ và sau đó tiến hành làm lạnh để tạo ra bề mặt bóng gương. Loại nhựa này được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất cao cấp như làm tủ bếp, tủ quần áo với ưu điểm dễ lau chùi và dễ xử lý các vết xước nhẹ trên bề mặt
Khi lựa chọn ván gỗ công nghiệp, việc chọn loại bề mặt hoàn thiện phủ phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sự đẹp mắt và độ bền của sản phẩm cuối cùng. Mỗi loại bề mặt hoàn thiện phủ đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy, việc lựa chọn cần phải dựa trên nhu cầu sử dụng cụ thể và sở thích cá nhân của người tiêu dùng. Hy vọng bài viết này Zen D đã cung cấp thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại bề mặt hoàn thiện phủ trên nền ván gỗ công nghiệp.